Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Các câu hỏi thường gặp và Lưu ý khi sử dụng Deal

Câu 1: Quản trị theo DEAL là gì?

Quản trị theo Deal là quản lý tài sản theo từng Mã chứng khoán theo từng chính sách (gói vay) tách biệt. Deal được hình thành khi Khách hàng khớp mua một mã chứng khoán cụ thể trong danh mục. Mỗi mã có tỉ lệ, chính sách áp dụng riêng do DNSE quy định. Tất cả các tỉ lệ đều được tính theo từng DEAL riêng lẻ và việc quản trị, kiểm soát của DNSE (bao gồm việc cho vay, thu nợ, …) cũng theo từng DEAL riêng lẻ. Các thông tin cơ bản của một DEAL bao gồm: + Tổng khối lượng chứng khoán trong DEAL sẽ được tính cộng dồn theo các lần khớp lệnh + Giá vốn trung bình của DEAL là giá khớp lệnh trung bình của các lần khớp lệnh mua mã chứng khoán trên. Giá vốn trung bình của DEAL = Tổng (khối lượng khớp mua x giá khớp mua)/Tổng khối lượng khớp mua của DEAL + Khối lượng còn lại của DEAL được hiểu là Tổng khối lượng chứng khoán của DEAL trừ đi Tổng khối lượng đã đóng của DEAL. + Giá vốn của DEAL được hiểu là giá vốn của Khối lượng còn lại của DEAL, được cập nhật mỗi khi DEAL được cập nhật mỗi khi có giao dịch khớp lệnh mua hoặc bán của mã chứng khoán của DEAL.

Câu 2: Quản lý tài khoản theo Deal có lợi ích gì?

1. KH có nhiều sự lựa chọn hơn về các sản phẩm gói vay (gồm tỷ lệ ký quỹ, phí, lãi suất) cho mỗi mã chứng khoán mà không cần chuyển đổi giữa các tiểu khoản để giao dịch. 2. Việc phân tách và tạo Deal trên từng mã với từng gói vay tương ứng, Khi KH khớp lệnh mua giá hòa vốn sẽ được tạm tính bao gồm các loại thuế, phí và lãi vay nên lợi nhuận sau khi đóng deal là lợi nhuận thực tế, nâng cao hiệu quả đầu tư. 3. Chủ động lựa chọn và quyết định mục đích sử dụng tiền mặt hiện có trên tài khoản, ví dụ: Mở deal mới, Trả nợ trước hạn, rút tiền… Đặc biệt, việc này sẽ rất hữu ích khi thị trường biến động khiến tỉ lệ Deal đang dưới mức an toàn, khi đó hệ thống không tự động giữ tài sản theo cả danh mục mà vẫn quản trị riêng theo từng mã chứng khoán tương ứng với từng Deal đang mở.

Câu 3: Chuyển đổi theo Deal cần lưu ý gì?

  1. Hệ thống sẽ không tự động trả nợ khi tài khoản có tiền mặt. KH cần cài đặt để hệ thống tự trả nợ, hướng dẫn tại đây.

  2. Hệ thống không tự động lấy sức mua từ chứng khoán, KH cần cài đặt bật ứng sức mua tại đây.

  3. Khi tài khoản chạm ngưỡng cảnh báo (Call margin)/bán giải chấp (Force Sell) sẽ không có Nhân viên gọi điện mà hệ thống Call Margin tự động qua Email và Thông báo qua Ứng dụng 1 tiếng một lần. Hệ thống sẽ tự động bán xử lý nếu tỉ lệ Deal chạm ngưỡng bán xử lý trong phiên. Chi tiết tại đây.

  4. Với tài khoản có nhiều Deal, KH có thể cài đặt Tự động trả nợ Deal khi bị cảnh báo (Call Margin) để có thể xử lý tài khoản kịp thời. Hướng dẫn tại đây.

Câu 4: Có thể chuyển đổi lại từ deal về cách quản trị cũ không?

Hiện tại DNSE sẽ chuyển đổi cách quản trị cũ sang quản trị theo deal áp dụng với toàn bộ khách hàng. Trong quá trình sử dụng quản trị theo deal, KH cần thêm thông tin có thể liên hệ đến các kênh hỗ trợ của DNSE để được giải đáp kịp thời tránh gián đoạn giao dịch.

Câu 5: Giao dịch theo Deal có những gói vay nào?

  • Gói giao dịch tiền mặt: giao dịch bằng tiền mặt, miễn phí phí giao dịch

  • Gói Rocket X KQ 100%: giao dịch bằng tiền mặt, miễn phí phí giao dịch

  • Các gói vay Rocket X: Lãi suất chỉ 0.0315%/ngày (11.5%/năm)

  • Các gói vay Rocket X lãi suất 5.99%/năm áp dụng cho 10 mã: GAS, HPG, MBB, MWG, SSI, STB, TCB, VIC, VND, VNM (áp dụng từ ngày 24/01/2024)

  • Các gói vay Rocket X lãi suất 9.99%/năm áp dụng cho 18 mã: IDC, VCG, ACB, KBC, KDH, NLG, VRE, DIG, PDR, HCM, HSG, VIB, VCI, GVR, DIG, VHM (áp dụng từ ngày 25/03/2024) và MSN, VPB (áp dụng từ ngày 24/04/2024)

  • Các gói vay Rocket 10 ngày: Giao dịch ký quỹ miễn lãi 10 ngày giải ngân. Từ ngày 11 lãi suất giao dịch ký quỹ: 15%/năm.

Câu 6: Tại sao cùng một tiểu khoản lại chia 2 lựa chọn Ký quỹ 100% và Ký quỹ 50%?

Với giao dịch theo Deal, hệ thống sẽ tự động gán các gói vay tương ứng với các chính sách hiện có của mã chứng khoán đó. Do vậy, với một mã Chứng khoán, Khách hàng có thể chọn ký quỹ 100% (100% tiền mặt) hay gói ký quỹ 50% (50% tiền mặt - 50% tiền vay)

Câu 7: Nếu mua cùng 1 mã chia thành nhiều lần thì sẽ tính thành nhiều deal hay cộng dồn vào 1 deal?

Cùng một mã Chứng khoán, nếu KH đặt lệnh mua với “gói vay” giống nhau thì sẽ gộp vào một Deal, ngược lại nếu KH đặt lệnh chọn gói vay khác nhau (Gói vay 100%; Gói vay 50%…) thì sẽ mở thành các Deal khác nhau

Câu 8: Tại sao ngay khi khớp lệnh mua, dù giá không đổi nhưng Deal vẫn lỗ?

Ngay sau khi khớp lệnh Mua, lãi/lỗ chưa chốt của Deal sẽ được tính bao gồm thuế và phí tương ứng với giao dịch. Bao gồm: - Phí giao dịch mua đã trả của Deal - Phí giao dịch bán tạm tính của Deal - Phí trả sở - Thuế bán chứng khoán tạm tính (0.1% * giá trị bán hoặc 5% * giá trị bán chứng khoán quyền) - Phí chuyển chứng khoán (0.3đ/01 CK) - Lãi vay margin (nếu có) Do đó, trường hợp giá thị trường không đổi so với giá khớp mua, Deal vẫn hiển thị lỗ một khoản bằng tổng các chi phí trên. Việc này sẽ giúp Khách hàng quản trị hiệu quả đầu tư được chính xác và hiệu quả hơn.

Câu 9: Tại sao giá hòa vốn lại cao hơn giá khớp lệnh?

Giá hòa vốn là giá vốn cộng thêm phí mua và thuế phí chiều bán tạm tính, lãi vay tạm tính. Việc này sẽ giúp Khách hàng phân tích đầu tư hiệu quả hơn trên mỗi giao dịch mà không cần theo dõi bảng tính thuế phi bên ngoài.

Công thức tính giá hòa vốn như sau:

Giá hòa vốn được tính từ giá khớp lệnh mua + phí mua tính trên giá mua + phí thuế bán tạm tính + lãi tạm tính (nếu có) - giá giảm của Sự kiện quyền (Cổ tức Tiền/ Cổ tức Cổ phiếu/ Cổ phiếu thưởng/ Quyền mua)

Câu 10: Tại sao khi khớp lệnh bán hết chứng khoán trong Deal rồi mà Deal vẫn hiển thị trạng thái Chờ đóng?

Sau khi khớp bán toàn bộ khối lượng chứng khoán trong một Deal, Deal của Khách hàng vẫn còn chứng khoán và Tiền bán chờ về cho tới ngày T+1.5 nên trạng thái của Deal vẫn sẽ hiển thị Chờ đóng. Tương tự tới trước giờ giao dịch phiên chiều của T+1.5, khi tiền bán đã về tài khoản thì trạng thái của Deal sẽ chuyển sang hiển thị Đã đóng.

Câu 11: Sức mua từ Deal khác được tính như thế nào?

Sức mua từ Deal khác được tính theo giá tham chiếu đầu ngày, công thức chi tiết như sau: Sức mua từ Deal = (Khối lượng mở * (1- Tỷ lệ ứng sức mua) * Giá tham chiếu – Nợ gốc – Lãi vay – Phí thuế tạm tính). Chi tiết tại đây

Câu 12: Ứng sức mua từ deal hệ thống sẽ ưu tiên giải ngân từ những deal nào?

Hệ thống sẽ giải ngân theo thứ tự: deal tiền mặt, deal vay đang có lãi, deal vay lãi suất thấp để có lợi cho KH.

Câu 13: Trả hết nợ rồi sao tỷ lệ vẫn không lên 100%?

Các deal tiền mặt khi ứng sức mua nên sẽ trở thành deal margin, có phần quản trị rủi ro và phần phí thuế dự tính khi bán được tính vào tỷ lệ deal -> nên có trả hết nợ thì vẫn bị nhỏ hơn 100% 1 ít do bao gồm phí, thuế bán dự tính.

Câu 14: Cách tính lãi/lỗ của 1 deal?

Lãi chưa chốt = Giá trị hiện tại - Giá trị ban đầu - phí thuế dự tính - lãi vay dự tính - lãi vay đã trả

% Lãi chưa chốt = Lãi chưa chốt/(Tiền ký quỹ + Tiền vay đã trả) * 100%

Lãi đã chốt = (Giá đóng trung bình - Giá mua trung bình)*khối lượng đóng - thuế phí đã chốt - tiền vay đã trả)

% Lãi đã chốt = Lãi đã chốt/(Tổng tiền ký quỹ - Ký quỹ hiện tại + Tổng tiền vay đã trả)

Trong đó: Phí thuế dự tính = phí thuế bán dự tính + phí mua

Lãi vay dự tính = lãi vay hiện tại + lãi vay cho phần trả gốc trước hạn

Câu 15: Tỷ lệ Rtt từng deal được tính như thế nào?

Tỷ lệ Deal thực tế = TS thực có / Tổng tài sản của deal

TS thực có = Khối lượng mở * giá thị trường - Tiền vay - Tiền ứng sức mua - Lãi vay dự tính - Lãi vay trả trước hạn - Phí thuế dự tính

Tổng TS = Khối lượng mở * giá thị trường

Câu 16: Làm sao để tăng tỷ lệ Deal khi nhận được thông báo Call Margin?

Khách hàng có thể tăng tỉ lệ cho deal bằng các cách sau: - Cách 1: KH nộp tiền mặt vào và trả nợ chủ động cho deal đang bị call margin - Cách 2: KH bán 1 phần chứng khoán của deal đó, khi khớp lệnh thành công KH có thể ứng trước tiền bán chờ về và thực hiện trả nợ chủ động cho deal đó. - Cách 3: KH có thể mua thêm cổ phiếu để tăng giá trị tài sản đảm bảo cho deal đó

Câu 17: Tại sao không thể ứng toàn bộ tiền bán chờ về để mua tiếp cổ phiếu?

Khi bán thành công 1 deal sử dụng tiền vay, phần nợ sẽ được dự thu trong tiền bán chờ về (A), phần còn lại sẽ được cộng vào tiền mặt khi tiền bán về tài khoản (B). Nên khi thực hiện ứng trước tiền bán chờ về, khách hàng sẽ chỉ ứng được tối đa khoản (B).

Ví dụ:

Mở Deal mua 1000 ACB gói RocketX KQ 50% với các thông tin như sau:

Giá 30,000 VND

Tỷ lệ ký quỹ 50% (lãi suất 11.5% - tương đương 0.0315%/ngày)

Giá trị lệnh = 30,000,000 VND

Vốn vay = 15,000,000 VND

Phí mua = 13,500 VND

Bán 1000 ACB với giá 33,000 VND

Tiền bán chờ về = 33,000,000 VND

Số ngày tính lãi vay: 5

Lãi = Vốn vay * Lãi suất theo ngày* Số ngày tính lãi vay= 15,000,000 * 0.0315% * 5 = 23,625 VND

Phí bán = 14,850 VND

Thuế bán = 33,000 VND

Tổng nợ dự thu = Vốn vay + Lãi vay = 15,023,625 VND Tiền bán chờ về có thể ứng trước = Giá trị bán - Tổng nợ dự thu - Phí bán - Thuế bán = 17,928,525 VND

Câu 18: Muốn kiểm tra khối lượng, lãi lỗ đã chốt của deal đã đóng thì xem tại đâu?

Last updated