Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Các câu hỏi thường gặp và Lưu ý khi sử dụng Deal

Câu 1: Quản trị theo DEAL là gì?

Quản trị theo Deal là hình thức quản lý tài sản tách biệt theo từng Mã chứng khoán theo từng gói giao dịch tách biệt. Deal được hình thành khi Khách hàng khớp lệnh mua một mã chứng khoán cụ thể trong danh mục. Mỗi mã có tỉ lệ, chính sách áp dụng riêng do DNSE quy định. Tất cả các tỉ lệ đều được tính theo từng Deal riêng lẻ và việc quản trị, kiểm soát của DNSE (bao gồm việc cho vay, thu nợ, …) cũng theo từng Deal riêng lẻ. Các thông tin cơ bản của một DEAL bao gồm:

Các thông tin cơ bản của một Deal gồm:

• Tổng khối lượng chứng khoán trong Deal: được cộng dồn theo các lần khớp lệnh của mã và gói giao dịch tương ứng

• Giá vốn trung bình của Deal: giá khớp lệnh trung bình của các lần khớp lệnh mua trên Deal đó. Giá vốn trung bình của Deal = Tổng (Khối lượng khớp mua * Giá khớp mua) / Tổng khối lượng khớp mua của Deal

• Khối lượng đóng: khối lượng chứng khoán thuộc Deal và đã được bán để chốt lời

• Khối lượng còn: khối lượng chứng khoán còn lại (đang mở) của Deal Khối lượng còn lại của Deal = Tổng khối lượng khớp mua - Tổng khối lượng đóng

• Giá hoà vốn: Giá hoà vốn của Deal dựa trên giá vốn trung bình của Deal (đã tính thêm các loại phí, thuế tương ứng 2 chiều)

Câu 2: Giao dịch theo Deal có những gói nào?

  • Gói GD tiền mặt: giao dịch bằng tiền mặt, miễn phí phí giao dịch

  • Gói Rocketx - tiền mặt 100%: giao dịch bằng tiền mặt, miễn phí phí giao dịch

  • Các gói vay Rocket X: Lãi suất chỉ 0.0315%/ngày (11.5%/năm)

  • Các gói vay Rocket X lãi suất 5.99%/năm áp dụng cho 11 mã: GAS, HPG, MBB, MWG, SSI, STB, TCB, VIC, VND, VNM (áp dụng từ ngày 24/01/2024) và FRT (áp dụng từ 08/10/2024)

  • Các gói vay Rocket X lãi suất 5.99%/năm (Danh mục 5.99 Plus ưu đãi trong 30 ngày): PVD, VCG (áp dụng từ 01/10/2024 đến 31/10/2024); DGC, MSN, PVT (từ 01/11/2024 đến 30/11/2024)

  • Các gói vay Rocket X lãi suất 9.99%/năm áp dụng cho 20 mã: ACB, DIG, GVR , HCM, HSG, KBC, NLG, PDR, VCG, VCI, VIB, VHM, VRE (áp dụng từ ngày 25/03/2024) và MSN, VPB (áp dụng từ ngày 24/04/2024) và DPM, HAH, FPT (áp dụng từ 24/06/2024) và CTG, NVL (áp dụng từ ngày 29/08/2024)

  • Các gói vay Rocket 3 ngày: Giao dịch ký quỹ miễn lãi 3 ngày đầu giải ngân. Từ ngày 4 lãi suất giao dịch ký quỹ: 15%/năm. Miễn phí phí giao dịch.

  • Các gói vay Rocket 5 ngày: Giao dịch ký quỹ miễn lãi 5 ngày đầu giải ngân. Từ ngày 6 lãi suất giao dịch ký quỹ: 12.5%/năm.

  • Các gói vay Rocket 10 ngày: Giao dịch ký quỹ miễn lãi 10 ngày giải ngân. Từ ngày 11 lãi suất giao dịch ký quỹ: 15%/năm.

  • Các gói vay Flash Margin: tỷ lệ vay tối đa 50%, kỳ hạn vay 20 ngày, lãi suất từ 12% - 13.5%/năm. (Áp dụng cho tệp khách hàng nhất định theo đánh giá của DNSE.)

Câu 3: Tại sao ngay khi khớp lệnh mua, dù giá không đổi nhưng Deal vẫn lỗ? Giá hòa vốn là gì?

Ngay sau khi khớp lệnh mua, Lãi/lỗ chưa chốt của Deal sẽ được tính bao gồm thuế và phí tương ứng với giao dịch. Bao gồm: - Phí giao dịch mua đã trả của Deal - Phí giao dịch bán tạm tính của Deal - Phí trả sở giao dịch 2 chiều - Thuế bán chứng khoán tạm tính (0.1% * giá trị bán hoặc 5% * giá trị bán chứng khoán quyền) - Phí chuyển chứng khoán (0.3đ/01 CK) - Lãi vay margin (nếu có)

Do đó, trường hợp giá thị trường không đổi so với giá khớp mua, Deal vẫn hiển thị lỗ một khoản bằng tổng các chi phí trên.

Công thức tính giá hòa vốn như sau:

Giá hòa vốn được tính từ giá khớp lệnh mua + phí mua tính trên giá mua + phí thuế bán tạm tính + lãi tạm tính (nếu có) - giá giảm của Sự kiện quyền (Cổ tức Tiền/ Cổ tức Cổ phiếu/ Cổ phiếu thưởng/ Quyền mua)

Việc này sẽ giúp Khách hàng phân tích đầu tư giao dịch mà không cần theo dõi bảng tính thuế phi bên ngoài, giúp quản trị đầu tư được chính xác và hiệu quả hơn.

Câu 4: Cách sử dụng Margin Deal như thế nào?

KH cần đảm bảo đã đăng ký sử dụng margin thành công, tiền vay sẽ được giải ngân theo các cách sau:

1. KH lựa chọn gói giao dịch theo nhu cầu tại màn hình đặt lệnh, hệ thống sẽ giải ngân tiền vay từ số tiền mặt đang có. Tùy theo chính sách hiện hành, các mã sẽ có các gói giao dịch khác nhau:

  • Giao diện trên app, hướng dẫn đặt lệnh tại đây.

  • Giao diện trên web, hướng dẫn đặt lệnh tại đây.

2. Sử dụng ứng sức mua từ Deal khác: khi KH đang sở hữu các Deal mã chứng khoán đang nằm trong danh mục cho vay của DNSE, thì các deal đó sẽ được làm tài sản đảm bảo để DNSE giải ngân thêm tiền vay cho KH.

Câu 5: Sức mua từ Deal khác được tính như thế nào?

Sức mua từ Deal khác được tính theo giá tham chiếu đầu ngày của mã chứng khoán tương ứng, công thức chi tiết như sau: Sức mua từ Deal = (Khối lượng mở * (1- Tỷ lệ ứng sức mua) * Giá tham chiếu – Nợ gốc – Lãi vay – Phí thuế tạm tính).

Khoản vay ứng sức mua từ deal sẽ được gán vào Deal ứng tiền ra, KH có thể sử dụng số tiền vay này để mua mã bất kì hoặc rút ra ngần hàng đều được.

VD: KH đang sở hữu Deal HPG tiền mặt 100% có giá trị hiện tại 200,000,000đ. Sức mua được ứng thành công từ deal HPG là 98,000,000đ. KH có thể dùng số tiền này mua mã bất kì hoặc rút ra ngần hàng. Và đồng thời deal HPG sẽ có khoản vay 98,000,000đ. Lãi suất của khoản vay 98,000,000đ sẽ dựa theo chính sách hiện hành dành cho mã HPG.

KH tham khảo hướng dẫn sử dụng ứng sức mua chủ động hoặc bật tính năng ứng sức mua tự động.

Câu 6: Các khoản vay được trả nợ tự động như thế nào?

  • Đối với các deal ký quỹ có sử dụng tiền vay, khi bán thành công cổ phiếu của deal đó, hệ thống sẽ tạm giữ một phần tiền chờ về để đảm bảo cho các khoản vay ban đầu, bao gồm cả phần gốc và lãi. Khi tiền bán về tài khoản, nợ dự thu sẽ được hoàn trả thành công. Nợ dự thu = Nợ tại thời điểm bán * khối lượng bán / tổng khối lượng trước khi bán

  • Đối với các khoản vay tại ngày đến hạn, hệ thống sẽ tự động hoàn trả khoản vay gồm nợ gốc + lãi nếu tài khoản cơ sở có tiền mặt trước 16h.

  • Tính năng trả nợ tự động cuối ngày: Nợ được hoàn trả tự động khi tài khoản có số dư tiền mặt khả dụng vào cuối ngày giao dịch (trước 16h), hệ thống sẽ lựa chọn trả vào các khoản vay có ngày đến hạn gần nhất, khoản vay có lãi suất cao đến lãi suất thấp, ngày đến hạn xa hơn. Chi tiết tại đây.

  • Tính năng trả nợ tự động khi call margin: Nợ của các deal đang ở ngưỡng call margin sẽ được hoàn trả tự động khi trong tài khoản có số dư tiền mặt khả dụng. Chi tiết tại đây.

Câu 7: Lãi suất margin 5.99% được áp dụng như thế nào?

Lãi suất thấp thuộc top đầu thị trường, DNSE triển khai ưu đãi lãi suất margin 5.99% dành cho các mã thanh khoản cao, có độ rủi ro thấp, có tiềm năng tăng trưởng cao trong 2024. Tỷ lệ vay tối đa 50% Thời hạn cho vay 180 ngày (có thể gia hạn thêm) Hạn mức cho vay lên tới 10 tỷ đồng/tài khoản

Danh mục mã cổ phiếu được áp dụng mức lãi suất margin 5.99%

Lưu ý: Mức lãi suất 5.99% áp dụng cho các khoản vay tương ứng với các mã cổ phiếu trên và được giải ngân từ ngày 24/01/2024

Đặc biệt: Danh mục 5.99 Plus ưu đãi trong 30 ngày: PVD, VCG (áp dụng từ 01/10/2024 đến 31/10/2024); DGC, MSN, PVT (từ 01/11/2024 đến 30/11/2024)

Câu 8: Lãi suất margin 9.99% được áp dụng như thế nào?

Các gói vay lãi suất thấp 9.99% phú hợp cho các nhà đầu tư nắm giữ mã cổ phiếu từ 10 - 30 ngày, gia tăng giới hạn giao dịch. Tỷ lệ vay tối đa 50% Thời hạn cho vay 180 ngày (có thể gia hạn thêm) Hạn mức cho vay lên tới 99 tỷ đồng/mã cổ phiếu

Danh mục 20 mã cổ phiếu được áp dụng mức lãi suất margin 9.99% ACB, DIG, GVR , HCM, HSG, KBC, NLG, PDR, VCG, VCI, VIB, VHM, VRE (áp dụng từ ngày 25/03/2024) và MSN, VPB (áp dụng từ ngày 24/04/2024) và DPM, HAH, FPT (áp dụng từ 24/06/2024) và CTG, NVL (áp dụng từ ngày 29/08/2024)

Ngoài ra, KH có thể chủ động đề xuất các mã khác vào danh mục cho vay 9.99% bằng cách thao tác trên app EntradeX. KH lựa chọn mã cổ phiếu và thực hiện đề cử theo hướng dẫn dưới đây.

Câu 9: Tôi muốn sử dụng ưu đãi margin 5.99% và 9.99% cần thao tác nào?

Hiện tại DNSE triển khai chương trình ưu đãi margin với mức lãi suất thấp dành cho các mã chứng khoán có thanh khoản cao, tiềm năng tăng trưởng tốt, giúp nhà đầu tư gia tăng giới hạn giao dịch.

Danh mục các mã được ưu đãi margin

  • Lãi suất 5.99%/năm áp dụng cho 11 mã: GAS, HPG, MBB, MWG, SSI, STB, TCB, VIC, VND, VNM (áp dụng từ ngày 24/01/2024) và FRT (áp dụng từ 08/10/2024)

  • Lãi suất 9.99%/năm áp dụng cho 20 mã: ACB, DIG, GVR , HCM, HSG, KBC, NLG, PDR, VCG, VCI, VIB, VHM, VRE (áp dụng từ ngày 25/03/2024) và MSN, VPB (áp dụng từ ngày 24/04/2024) và DPM, HAH, FPT (áp dụng từ 24/06/2024) và CTG, NVL (áp dụng từ ngày 29/08/2024)

Cách sử dụng:

  • Cách 1: KH lựa chọn gói vay Margin Deal RocketX khi đặt lệnh mua chứng khoán với các mã trên.

  • Cách 2: Ứng sức mua từ các Deal mã chứng khoán trên, các khoản vay này sẽ được áp dụng theo lãi suất ưu đãi.

Câu 10: Làm thế nào để vay margin nhưng với tỷ lệ cao hơn thông thường?

Lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu vay của mỗi KH, DNSE đã ra mắt tính năng FinX - Đề xuất gói vay cho phép KH chủ động đề xuất gói vay với tỷ lệ và hạn mức vay mong muốn.

KH có thể chủ động tạo đề xuất trên ứng dụng di động EntradeX, không giới hạn các mã đề xuất, lãi suất cho vay phù hợp với tỷ lệ vay mong muốn.

Chi tiết tính năng và hướng dẫn sử dụng tại đây.

Câu 11: Các gói vay Flash Margin giao dịch như thế nào?

Giao dịch ký quỹ Flash Margin là sản phẩm cho vay với tỷ lệ vay tối đa 50% với mã cổ phiếu có vốn hóa nhỏ và trung bình, biên độ biến động giá cao và thanh khoản lớn (dựa trên đánh giá của DNSE).

  • Lãi suất cho vay: Từ 12% - 13.5%/năm được linh hoạt theo từng mã cổ phiếu

  • Kì hạn của khoản vay: 20 ngày

  • Các khoản vay được giải ngân với gói vay Flash Margin sẽ không được gia hạn. Tại ngày đến hạn KH cần thanh toán khoản vay, sau ngày đến hạn khoản vay sẽ được tính theo lãi suất quá hạn.

  • Lãi suất quá hạn = 150% lãi suất trong hạn kể từ ngày T+20 (T là ngày bắt đầu vay). Nếu nợ quá hạn quá 20 ngày, DNSE sẽ thực hiện bán xử lý để thu hồi nợ.

Để đăng ký sử dụng các gói vay Flash Margin, KH liên hệ các kênh hỗ trợ chính thức của DNSE để được hỗ trợ: Facebook, Zalo Official, Tổng đài: 02471089234

Câu 12: Các gói vay Miễn lãi là như thế nào?

Giao dịch ký quỹ Rocket Miễn Lãi là sản phẩm cho vay trong thời gian ngắn ngày của DNSE, giúp nhà đầu tư tiết kiệm tối đa chi phí lãi vay, hiện tại sẽ có 3 gói giao dịch (chi tiết trong ảnh dưới đây)

Chi tiết cụ thể sản phẩm xem tại đây.

Câu 13: Tôi sử dụng gói Rocket Miễn Lãi 3 ngày, cổ phiếu về tài khoản thực hiện bán luôn nhưng tại sao vẫn bị tính lãi vay?

Lãi vay = Nợ gốc * Lãi vay/365 * Số ngày tính lãi Đối với gói Rocket Miễn Lãi 3 ngày, khoản vay sẽ được miễn lãi 3 ngày giải ngần đầu tiên, từ ngày thứ 4 tính lãi 15%/năm.

  • Ngày T0: Khách hàng thực hiện mua cổ phiếu

  • Chiều ngày T+2: Khách hàng thực hiện bán toàn bộ cổ phiếu của Deal

  • Ngày T+4: Tiền bán về tài khoản, nợ được tự động hoàn trả.

Nếu khách hàng không chủ động can thiệp trả nợ thì mặc định lãi vay sẽ tính tối thiểu 1 ngày.

Ví dụ 1:

  • Thứ 2: Khách hàng thực hiện mua 1000 cp HPG gói Rocket Miễn lãi 3 ngày

  • Chiều thứ 4: Khách hàng thực hiện bán toàn bộ cổ phiếu của Deal này

  • Thứ 6: Tiền bán về tài khoản, nợ được tự động hoàn trả.

Như vậy, khoản vay của Deal được tính 4 ngày từ thứ 2 đến thứ 6, miễn lãi 3 ngày đầu tiên, và tính lãi trong 1 ngày.

Ví dụ 2:

  • Thứ 3: Khách hàng thực hiện mua 1000 cp HPG gói Rocket Miễn lãi 3 ngày

  • Chiều thứ 5: Khách hàng thực hiện bán toàn bộ cổ phiếu của Deal này

  • Thứ 2: Tiền bán về tài khoản, nợ được hoàn trả. (Do thứ 7, Chủ nhật không phải ngày giao dịch)

Như vậy, khoản vay của Deal được tính 6 ngày từ thứ 3 đến thứ 2, miễn lãi 3 ngày đầu tiên, và tính lãi trong 3 ngày.

Để tiết kiệm chi phí lãi vay, khách hàng có thể chủ động trả nợ cho các khoản nợ dự thu ở tiền bán chờ về từ số dư khả dụng trên tài khoản. Hướng dẫn trả nợ tại đây.

Câu 14: Tại sao không thể ứng toàn bộ tiền bán chờ về để mua tiếp cổ phiếu?

Khi bán thành công 1 deal sử dụng tiền vay, phần nợ sẽ được dự thu trong tiền bán chờ về (A), phần còn lại sẽ được cộng vào tiền mặt khi tiền bán về tài khoản (B). Nên khi thực hiện ứng trước tiền bán chờ về, khách hàng sẽ chỉ ứng được tối đa khoản (B).

Ví dụ:

Mở Deal mua 1000 ACB gói RocketX tiền mặt 50% với các thông tin như sau:

Giá 30,000 VND

Tỷ lệ vay 50% (lãi suất 11.5% - tương đương 0.0315%/ngày)

Giá trị lệnh = 30,000,000 VND

Vốn vay = 15,000,000 VND

Phí mua = 13,500 VND

Bán 1000 ACB với giá 33,000 VND

Tiền bán chờ về = 33,000,000 VND

Số ngày tính lãi vay: 5

Lãi = Vốn vay * Lãi suất theo ngày* Số ngày tính lãi vay= 15,000,000 * 0.0315% * 5 = 23,625 VND

Phí bán = 14,850 VND

Thuế bán = 33,000 VND

Tổng nợ dự thu = Vốn vay + Lãi vay = 15,023,625 VND Tiền bán chờ về có thể ứng trước = Giá trị bán - Tổng nợ dự thu - Phí bán - Thuế bán = 17,928,525 VND

Câu 15: Deal đã được bán hết nhưng sao khoản vay vẫn bị tính lãi?

Theo quy định giao dịch T+, ngày bán chứng khoán là T0 thì đầu phiên T+2 tiền bán chứng khoán sẽ được hạch toán vào số dư tiền mặt trên tài khoản cơ sở. Đối với các deal ký quỹ có sử dụng tiền vay, khi bán thành công cổ phiếu, hệ thống sẽ tạm giữ một phần tiền chờ về để đảm bảo cho các khoản vay ban đầu, bao gồm cả phần gốc và lãi.

Nợ dự thu = Nợ tại thời điểm bán * khối lượng bán / tổng khối lượng trước khi bán

Khi tiền bán về thì nợ sẽ chính thức được hoàn trả, do đó khoản vay vẫn sẽ bị tính lãi trên số ngày chờ tiền bán về tài khoản. (tối thiểu 2 ngày)

Để tiết kiệm chi phí lãi vay, khách hàng có thể chủ động trả nợ cho các khoản nợ dự thu ở tiền bán chờ về từ số dư khả dụng trên tài khoản. Hướng dẫn trả nợ tại đây.

Lưu ý: Đối với khoản vay được dự thu có ngày đến hạn trong khoảng thời gian chờ tiền bán về, hệ thống sẽ tự động ứng trước khoản tiền này để trả nợ đến hạn. Phí ứng trước tiền bán 0.0315%/ngày.

Câu 16: Làm sao để tăng tỷ lệ Deal khi nhận được thông báo Call Margin?

Tỷ lệ Deal thực tế = TS thực có / Tổng tài sản của deal

Trong đó:

  • TS thực có = Khối lượng mở * giá thị trường - Tiền vay - Tiền ứng sức mua - Lãi vay dự tính - Lãi vay trả trước hạn - Phí thuế dự tính

  • Tổng TS = Khối lượng mở * giá thị trường

Khách hàng có thể tăng tỉ lệ cho deal bằng các cách sau:

  • Cách 1: Nộp tiền mặt vào và trả nợ chủ động cho Deal đang bị call margin

  • Cách 2: Thực hiện bán 1 phần chứng khoán của deal đó, khi khớp lệnh thành công KH có thể ứng trước tiền bán chờ về và thực hiện trả nợ chủ động cho deal đó

  • Cách 3: KH có thể mua thêm cổ phiếu để tăng giá trị tài sản đảm bảo cho deal đó

Câu 17: Đối với các mã chứng khoán đang có sự kiện quyền, deal cổ phiếu đang sử dụng tiền vay có bị bán xử lý hay không?

Khi cổ phiếucó sự kiện quyền chia cổ tức hay phát hành thêm, giá thị trường có thể điều chỉnh giảm tại ngày giao dịch không hưởng quyền. Từ đó sẽ làm tỷ lệ thực tế của Deal giảm và có thể chạm ngưỡng call margin (cảnh báo) hoặc force sell (xử lý). Tuy nhiên, đối với các trường hợp này hệ thống sẽ hoãn xử lý deal trong 3 ngày giao dịch kể từ ngày giá thị trường được điều chỉnh.

  • Với sự kiện chia cổ tức bằng tiền mặt, tiền cổ tức chờ về sẽ không tính vào giá trị của deal

  • Với sự kiện chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành thêm cổ phiếu, cổ tức/cổ phiếu chờ về sẽ được làm tài sản đảm bảo tính vào tỷ lệ thực tế của deal

Để có thông tin rõ hơn về call margin hay force sell deal cổ phiếu, khách hàng tham khảo tại đây.

Câu 18: Cách tính giá cổ phiếu điều chỉnh khi cổ phiếu có sự kiện quyền

Do sự kiện quyền từ tổ chức phát hành như: trả cổ tức (cổ phiếu/tiền mặt) hahay phát hành thêm cổ phiếu, giá cổ phiếu có thể bị điều chỉnh vào ngày giao dịch không hưởng quyền.

Công thức tính giá cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền

Trong đó:

  • P’: Giá cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền

  • P: Giá cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền

  • Pa: Giá cổ phiếu phát hành thêm

  • a: Tỷ lệ phát hành thêm cổ phiếu

  • C: Cổ tức bằng tiền mặt

  • B: Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu

Ví dụ: Sự kiện Công ty chứng khoán DNSE trả cổ tức và phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi, số liệu như sau:

  • Giá cổ phiếu DSE trước ngày giao dịch không hưởng quyền (9/3/2022): P = 73.500 đồng.

  • DSE chia cổ tức với tỷ lệ 100:80, tương đương 80%. B = 0.8

  • DSE phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi 10.000/cp với tỷ lệ 1:1. Pa = 10.000; a = 1

  • DSE không chia cổ tức bằng tiền mặt. C = 0

Áp dụng số liệu vào công thức trên, ta có:

Như vậy, 1 cổ phiếu DSE trong ngày giao dịch không hưởng quyền có giá tham chiếu 29.800 đồng.

Câu 20: Cách tính lãi/lỗ của 1 deal?

  • Lãi chưa chốt = Giá trị hiện tại - Giá trị ban đầu - phí thuế dự tính - lãi vay dự tính - lãi vay đã trả

    % Lãi chưa chốt = Lãi chưa chốt/(Tiền ký quỹ + Tiền vay đã trả) * 100%

  • Lãi đã chốt = (Giá đóng trung bình - Giá mua trung bình)*khối lượng đóng - thuế phí đã chốt - tiền vay đã trả)

    % Lãi đã chốt = Lãi đã chốt/(Tổng tiền ký quỹ - Ký quỹ hiện tại + Tổng tiền vay đã trả)

Trong đó: Phí thuế dự tính = phí thuế bán dự tính + phí mua

Lãi vay dự tính = lãi vay hiện tại + lãi vay cho phần trả gốc trước hạn

Câu 21: Vì sao giao dịch theo Deal chỉ có duy nhất tại DNSE? Lợi thế của Deal là gì?

Giao dịch theo Deal được phát triển bởi DNSE dựa trên nghiên cứu phân tích từ trải nghiệm Khách hàng và cập nhật xu thế từ thị trường thế giới. Đây là phương thức quản trị hoàn toàn mới mà chưa có công ty nào khác trên thị trường Việt Nam áp dụng.

So với cách quản trị truyền thống trên Danh mục sở hữu, giao dịch theo Deal có một số lợi thế nổi bật như sau:

  1. KH có nhiều sự lựa chọn hơn về các sản phẩm gói giao dịch (gồm tỷ lệ vay, phí giao dịch, lãi suất) cho mỗi mã chứng khoán mà không cần chuyển đổi giữa các tiểu khoản để giao dịch.

  2. Minh bạch đầy đủ thuế phí giao dịch Khi KH khớp lệnh mua giá hòa vốn sẽ được tạm tính bao gồm các loại thuế, phí và lãi vay nên lợi nhuận sau khi đóng deal là lợi nhuận thực tế, nâng cao hiệu quả đầu tư.

  3. Quản lý dòng tiền một cách linh hoạt Mở deal mới, Trả nợ trước hạn, rút tiền… Đặc biệt, việc này sẽ rất hữu ích khi thị trường biến động khiến tỉ lệ Deal đang dưới mức an toàn, khi đó hệ thống không tự động giữ tài sản theo cả danh mục mà vẫn quản trị riêng theo từng mã chứng khoán tương ứng với từng Deal đang mở.

  4. Kiểm soát rủi ro theo từng Deal (giao dịch) Quy trình mua, bán và xử lý tách biệt cho từng Deal Tự động cảnh báo khi Deal chạm ngưỡng cần xử lý bán, giúp khách hàng ứng biến kịp thời

Câu 22: Các lưu ý khi giao dịch theo Deal

  1. Cùng một mã Cổ phiếu, nếu KH đặt lệnh mua với gói giao dịch giống nhau thì sẽ gộp vào một Deal, ngược lại nếu KH đặt lệnh chọn gói vay khác nhau (Gói tiền mặt 100%; Gói tiền mặt 50%…) thì sẽ mở thành các Deal khác nhau

  2. Hệ thống sẽ không tự động trả nợ khi tài khoản có tiền mặt. KH cần cài đặt để hệ thống tự trả nợ, hướng dẫn tại đây.

  3. Hệ thống không tự động lấy sức mua từ chứng khoán, KH cần cài đặt bật ứng sức mua tại đây.

  4. Khi tài khoản chạm ngưỡng cảnh báo (Call margin)/bán giải chấp (Force Sell) sẽ không có Nhân viên gọi điện mà hệ thống Call Margin tự động qua Email và Thông báo qua Ứng dụng 1 tiếng một lần. Hệ thống sẽ tự động bán xử lý nếu tỉ lệ Deal chạm ngưỡng bán xử lý trong phiên. Chi tiết tại đây

  5. Với tài khoản có nhiều Deal, KH có thể cài đặt Tự động trả nợ Deal khi bị cảnh báo (Call Margin) để có thể xử lý tài khoản kịp thời. Hướng dẫn tại đây.

Lưu ý: Các công thức trên dựa trên nguyên tắc tính tại DNSE, thông tin mang tính chất tham khảo không mang ý nghĩa quyết định đầu tư.

Câu 23: Độ tuổi được tham gia giao dịch margin

Khách hàng từ đủ 18 tuổi trở lên (tính theo ngày tháng năm sinh trên CMND hoặc CCCD) đủ điều kiện để đăng ký và giao dịch Margin.

Về mọi thông tin cần trao đổi thêm, Khách hàng có thể liên hệ kênh hỗ trợ chính thức của DNSE để được giải đáp kịp thời:

Last updated