FAQ Phái sinh
Câu 1: Cần tối thiểu bao nhiêu tiền để bắt đầu giao dịch Phái sinh?
Để giao dịch trên thị trường phái sinh, Khách hàng cần ký quỹ một tỷ lệ nhất định so với giá trị các hợp đồng giao dịch.
Số tiền cần ký quỹ ban đầu = Giá HĐ mua/ bán * Hệ số nhân * Số lượng hợp đồng * tỷ lệ ký quỹ (%)
Với tỉ lệ ký quỹ ban đầu tại DNSE là 18.48%, giả sử giá thị trường của HĐTL chỉ số VN30 đang ở mức 1300 điểm Số tiền đầu tư cho tối thiểu 01 Hợp đồng phái sinh là: 18.48% * 01 HĐ * 1300 * 100.000 = 24.024.000 đồng
Lưu ý: 100.000 là hệ số nhân của Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 Số tiền trên chưa bao gồm thuế, phí giao dịch
Câu 2: Khi giao dịch Phái sinh cần trả những loại phí thuế nào?
Ngoài số tiền ký quỹ khi mở vị thế, Khách hàng cần chi trả các khoản phí sau:
Phí giao dịch
Miễn phí
Miễn phí
Phí trả sở GDCK
2.700đ/HĐ
2.700đ/HĐ
Thuế TNCN
0.05% giá trị giao dịch
0.05% giá trị giao dịch
Ngoài ra:
Phí quản lý vị thế qua đêm (nếu có): 2.550đ/HĐ/ngày/TK
Phí quản lý tài sản ký quỹ qua đêm ở VSD (thu theo tháng) = 0,0024% giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ/TK/tháng (tối thiểu 100.000đ tối đa 1.600.000đ) (thu phí vào ngày làm việc đầu tiên của tháng kế tiếp)
Chi tiết biểu phí tại đây
Câu 3: Khách hàng có thể cùng lúc giao dịch nhiều loại hợp đồng VN30F1M, VN30F2M...được không?
Khách hàng hoàn toàn thể có giao dịch nhiều loại hợp đồng có thời gian đáo hạn khác nhau. Tuy nhiên đối với mỗi loại hợp đồng, khách hàng chỉ có thể mở 1 vị thế (mua hoặc bán) tại một thời điểm.
Câu 4: Tại sao Deal của tôi có lãi mà cọc còn lại không tăng lên?
Đối với giao dịch phái sinh truyền thống, lãi trong ngày sẽ được hạch toán vào tài khoản cơ sở vào đầu phiên giao dịch liền sau, lỗ trong ngày sẽ được ghi nhận vào nghĩa vụ thanh toán cuối ngày.
Câu 5: Nếu tôi không thanh toán nghĩa vụ cuối ngày đúng thời hạn thì sẽ xử lý như nào?
Vào cuối ngày giao dịch, hệ thống sẽ tổng hợp nghĩa vụ thanh toán cuối ngày bao gồm phí, thuế phát sinh trong ngày và lỗ (nếu có). Trường hợp tài khoản cơ sở có số dư hệ thống sẽ tự động hạch toán sang tài khoản phái sinh để thanh toán nghĩa vụ. Trường hợp tài khoản cơ sở không đủ số dư, hệ thống sẽ giải ngân khoản tạm ứng để thanh toán nghĩa vụ. Xem thêm thông tin về nghĩa vụ thanh toán cuối ngày tại đây, khoản ứng tiền phái sinh tại đây.
Câu 5: Thông báo Phái sinh cuối ngày là gì?
Thông báo phái sinh cuối ngày tại tin nhắn Giao dịch tiền là thông báo tổng hợp các trường thông tin tiền phái sinh vào cuối ngày giao dịch.
VD trong hình trên: Lãi/lỗ trong ngày: 18,860,000 vnd Phí thuế phát sinh trong ngày: 32,084 vnd Phí quản lý tài sản tạm giữ thêm: 100,000 vnd Thực nhận về tài khoản cơ sở: = 18,860,000 - 32,084 - 100,000 = 18,727,916 vnd
Xem thêm về các trường hợp thông báo phái sinh cuối ngày tại đây.
Câu 6: Khoản ứng tiền là gì?
Khoản ứng tiền phái sinh là khoản tiền DNSE hỗ trợ ứng ra để trả nghĩa vụ thanh toán cuối ngày trong trường hợp tài khoản cơ sở của Khách hàng không đủ tiền để thanh toán hoặc để rút cọc ngoài giờ. Xem thêm về cách tra cứu và cách trả nợ tại đây. Lưu ý: Trường hợp KH đang có khoản ứng tiền phái sinh chưa trả, khi thực hiện rút cọc hệ thống sẽ tự động giữ lại 1 khoản để tất toán các khoản ứng tiền đang có.
Câu 7: Các trường hợp rút cọc ngoài giờ
Theo quy định của VSDC, thời gian rút cọc sẽ từ 8h00-16h00 hàng ngày giao dịch, tuy nhiên DNSE cho phép khách hàng rút cọc vào ngoài khung thời gian này
TH1: KH không có lãi trong ngày Hệ thống sẽ ứng tiền rút cọc ngoài giờ và về tài khoản khách hàng sau khi đã thanh toán phí thuế, nghĩa vụ.
TH2: KH có lãi trong ngày Hệ thống sẽ ưu tiên Ứng trước lãi trong ngày, nếu tổng số tiền khách hàng muốn rút vượt quá khoản lãi đó thì hệ thống sẽ tiếp tục ứng tiền rút cọc ngoài giờ. VD: Lãi trong ngày: 2,000,000 vnd Nghĩa vụ thuế phí: 1,000,000 vnd Nếu KH nhập số tiền muốn rút là: 500,000đ -> Hệ thống sẽ thực hiện ứng lãi: 1,500,000đ. Sau đó, giữ lại 1,000,000đ để thanh toán nghĩa vụ phí thuế, trả về tài khoản cơ sở 500,000đ Nếu KH số tiền muốn rút là: 1,500,000đ -> Hệ thống sẽ thực hiện ứng lãi: 2,000,000đ. Thực hiện ứng tiền rút cọc ngoài giờ 500,000đ. Trong đó, 1,000,000đ giữ lại để thanh toán nghĩa vụ phí thuế, trả về tài khoản cơ sở 1,500,000đ.
Câu 8: Trường hợp deal bị chạm ngưỡng cảnh báo call margin, tôi phải bổ sung bằng cách nào?
Cách 1: Khi tỷ lệ Deal thực tế chạm ngưỡng cảnh báo, hệ thống sẽ gửi thông báo yêu cầu bổ sung cọc vào deal để tăng tỷ lệ, hướng dẫn nộp thêm cọc vào deal tại đây.
Cách 2: KH có thể bật tính năng tăng tỷ lệ Deal tự động, hệ thống sẽ tự động bổ sung cọc ngoài Deal vào trong Deal để tăng tỷ lệ thực tế, chi tiết tính năng tại đây.
Trường hợp tỷ lệ Deal thực tế chạm mức xử lý giải chấp trong phiên giao dịch: hệ thống sẽ tự động đóng vị thế bắt buộc (Force close), ưu tiên force close mã hợp đồng có thời gian đáo hạn gần nhất. Trường hợp tỷ lệ Deal thực tế chạm mức xử lý giải chấp trong phiên ATC: KH vui lòng nộp thêm cọc vào deal trước 8h45 ngày giao dịch liền sau.
Câu 9: Tôi có thể kiểm tra chi tiết deal được không? Chi tiết có những thông tin gì?
Khách hàng có thể nhấn vào deal ở mục deal phái sinh để xem chi tiết deal hoặc tra cứu chi tiết deal phái sinh theo hướng dẫn thực hiện trên app/thực hiện trên web.
Đối với deal đã đóng:
Đối với deal đang mở: sẽ có thông tin của phần đang mở và phần đã đóng
Lưu ý: KH có thể nhấn vào chữ i bên cạnh thông tin quan tâm để biết nội dung cụ thể
Câu 10: Một số công thức cần biết khi giao dịch phái sinh là gì?
Số tiền nộp cọc = Số tiền ký quỹ ban đầu Số tiền ký quỹ ban đầu = Giá HĐ mua/ bán * Hệ số nhân * Số lượng HĐ * tỷ lệ ký quỹ (%)
Cọc hiện tại = Cọc đã nộp + Lãi/lỗ chưa chốt - Phí, thuế GD mở - Phí, thuế GD đóng dự tính - Phí quản lý vị thế (Phí, thuế tính trên phần mở)
Tỷ lệ deal thực tế = Tài sản ròng của deal/ Tài sản theo giá thị trường của deal
Tài sản ròng của deal = Cọc đã nộp - Nợ và lãi thấu chi của vị thế còn lại - Phí và thuế đóng dự tính của vị thế còn lại - Lỗ trong ngày của vị thế còn lại
Tài sản theo giá thị trường của deal = Khối lượng mở * giá thị trường * hệ số nhân
Tại thời điểm mở deal, phần cọc ký quỹ của khách hàng sẽ nhỏ hơn tỷ lệ an toàn do có Phí và thuế đóng dự tính của vị thế còn lại
Lãi chưa chốt = Lãi/lỗ gross - Phí, thuế GD mở - Phí, thuế GD đóng dự tính - Phí quản lý vị thế (Phí thuế tính trên phần mở)
Phí, thuế GD dự tính = Phí, thuế GD mở + Phí, thuế GD đóng dự tính
Lãi mở đã thanh toán = Lãi mở đã thanh toán các ngày trước đó
Lãi mở = Lãi của phần khối lượng mở
= Lãi/lỗ gross - Phí, thuế GD mở - Phí, thuế GD đóng dự tính - Phí quản lý vị thế (Phí, thuế tính trên phần mở)
= Lãi chưa chốt + Lãi mở đã thanh toán
% Lãi mở = Lãi mở/(cọc ban đầu + cọc nộp thêm phần đang mở)*100
Lãi đã chốt = Lãi mở đã thanh toán + Lãi đóng
Lãi đã chốt trong ngày = Lãi/lỗ gross - Phí, thuế GD mở - Phí, thuế GD đóng - Phí quản lý vị thế (Phí thuế tính trên phần đóng trong ngày)
Lãi đóng (Lãi của phần đã đóng) = Lãi đóng trong ngày + Lãi đóng trước ngày hiện tại = Tổng lãi lỗ đã chốt - Phí, thuế GD - Phí quản lý vị thế (Phí thuế tính trên phần đóng)
% Lãi đóng = Lãi đóng/(cọc đã chốt + cọc nộp thêm đã chốt)*100
Lãi đóng đã thanh toán = Lãi đã chốt các ngày hôm trước - Phí, thuế GD mở - Phí, thuế GD đóng - Phí quản lý vị thế (Phí thuế tính trên phần đóng các ngày hôm trước)
Tổng lãi = Lãi mở + Lãi đóng
% Tổng lãi = Tổng lãi / Tổng cọc đã nộp*100
TT cuối ngày = Lãi chưa chốt + Lãi đã chốt trong ngày Nếu lỗ, cuối ngày tự động trừ tiền ở cơ sở (xem thêm về nghĩa vụ thanh toán cuối ngày tại đây) Lãi nhận về tài khoản cơ sở vào đầu ngày làm việc tiếp theo
Câu 11: Tôi có thể kiểm tra thông tin tiền phái sinh ở đâu?
Trên web EntradeX, KH lựa chọn tab Đặt lệnh, thông tin Tài sản được hiển thị góc phải màn hình
Trên app EntradeX, KH lựa chọn mục Sở hữu, chọn tab Tài sản để xem thông tin
Thông tin Tài sản phái sinh bao gồm:
Cọc còn lại: Sức mua khả dụng (= Tổng cọc - Cọc đã dùng - Tổng ứng chưa hoàn -Nghĩa vụ thanh toán cuối ngày tạm tính)
Tổng tài sản phái sinh = Cọc còn lại + Cọc đã sử dụng - Phí quản lý tài sản tạm giữ + TT cuối ngày + Tổng ứng chưa hoàn + Tiền cọc chờ nộp rút (nếu có)
Cọc đã dùng: Số tiền cọc đã sử dụng để đặt lệnh + Giá trị tổng ứng chưa hoàn
Phí quản lý tạm giữ: Số tiền tạm giữ để thanh toán phí quản lý tài sản cuối tháng (VSDC thu)
Tổng ứng chưa hoàn: Tổng các khoản ứng chưa hoàn cho DNSE (bao gồm tiền ứng + phí ứng)
TT cuối ngày: Tổng lãi chưa chốt + Lãi đã chốt trong ngày Nếu lỗ, cuối ngày tự động trừ tiền ở cơ sở (xem thêm về nghĩa vụ thanh toán cuối ngày tại đây) Lãi nhận về tài khoản cơ sở vào đầu ngày làm việc tiếp theo
Câu 12: Hợp đồng phái sinh đáo hạn sẽ thanh toán như thế nào?
Vào ngày đáo hạn, tất cả các vị thế đang mở của hợp đồng phái sinh sẽ được đóng với giá đáo hạn của hợp đồng đó. Nếu lỗ cuối ngày tự động trừ tiền ở cơ sở (xem thêm về nghĩa vụ thanh toán cuối ngày tại đây) Lãi nhận về tài khoản cơ sở vào đầu ngày làm việc tiếp theo.
Câu 13: Tôi muốn xem lại lãi/lỗ các deal phái sinh
KH có thể tra cứu lịch sử chi tiết deal phái sinh theo hướng dẫn sau đây: thực hiện trên app, thực hiện trên web
Câu 14: Tại sao Deal của tôi có lãi nhưng báo cáo lãi lỗ lại hiện số âm?
Báo cáo lãi lỗ thực hiện sẽ được tổng hợp theo từng ngày giao dịch.
Lãi lỗ trước phí thuế trong ngày của từng deal (Lãi/lỗ VM) = (Giá mở deal - Giá đóng trong ngày/Giá cuối ngày)*khối lượng hợp đồng*100,000 (đối với chiều bán) = (Giá đóng trong ngày/Giá cuối ngày - Giá mở deal)*khối lượng hợp đồng*100,000 (đối với chiều mua)
Còn Báo cáo deal nắm giữ tổng hợp lãi lỗ theo các deal từ ngày mở deal đến ngày hiện tại.
Công thức lãi lỗ của deal nắm giữ chi tiết tại câu số 9.
Đối với giao dịch phái sinh truyền thống, lãi lỗ sẽ được thanh toán theo ngày giao dịch, không phụ thuộc deal đó vẫn còn mở và nắm giữ qua đêm. Vì vậy, sẽ xảy ra trường hợp deal nắm giữ qua nhiều ngày có lãi nhưng xét theo lãi lỗ thực hiện theo ngày thì lại thể hiện số âm.
Câu 15: Độ tuổi được tham gia giao dịch Phái sinh
Khách hàng từ đủ 18 tuổi trở lên (tính theo ngày tháng năm sinh trên CMND/CCCD/Căn cước) đủ điều kiện để đăng ký và giao dịch Phái sinh.
Last updated